Kiến tạo mảng Núi lửa

Bản đồ thể hiện các ranh giới mảng phân kỳ (OSR – sống núi tách giãn đại dương) và các núi lửa trên mặt đất gần đây.
Bài chi tiết: Kiến tạo mảng

Ranh giới mảng phân kỳ

Bài chi tiết: Ranh giới phân kỳ

Tại các sống núi giữa đại dương, hai mảng kiến tạo tách xa nhau, đồng thời đá nóng chảy nguội dần và hóa cứng tạo thành vỏ đại dương mới. Lớp vỏ rất mỏng ở những sống núi này do lực kéo của các mảng kiến tạo khiến cho áp lực được giải phóng, dẫn đến sự giãn nở đoạn nhiệt (không có sự truyền nhiệt hay vật chất) và làm lớp manti tan chảy một phần, gây ra núi lửa và tạo thành vỏ đại dương mới. Hầu hết ranh giới tách giãn nằm ở đáy đại dương; do đó, hầu hết hoạt động núi lửa trên Trái Đất xảy ra dưới mặt nước, hình thành nên đáy biển mới. Miệng phun thủy nhiệt là bằng chứng cho dạng hoạt động húi lửa này. Nếu sống núi giữa đại dương nằm trên mặt nước biển, các đảo núi lửa, ví dụ như Iceland.

Ranh giới mảng hội tụ

Bài chi tiết: Ranh giới hội tụ

Các đới hút chìm là những nơi mà hai mảng va chạm, thường là một mảng đại dương và một mảng lục địa. Trong trường hợp này, mảng đại dương bị hút xuống dưới mảng lục địa, tạo thành một rãnh đại dương ngay ngoài bờ biển. Trong một quá trình gọi là tan chảy dòng (tiếng Anh: flux melting), nước thoát ra từ mảng nằm dưới làm giảm nhiệt độ nóng chảy của lớp manti nằm trên, tạo thành magma. Magma này thường cực kỳ nhớt do thành phần chứa nhiều silica, vì vậy nó thường không nổi lên bề mặt mà nguội đi và hóa cứng ở dưới sâu. Nhưng nếu nó lên đến bề mặt, một núi lửa sẽ được hình thành. Những ví dụ điển hình gồm Núi Etna và núi lửa trong Vành đai lửa Thái Bình Dương.

Điểm nóng

Điểm nóng là những khu vực núi lửa được cho là hình thành từ các chùm manti, tức là những cột vật chất nóng chảy dâng lên từ ranh giới lớp lõi - lớp phủ. Do các mảng kiến tạo di chuyển qua chúng, các núi lửa ngủ yên và chỉ hoạt động lai khi mảng kiến tạo di chuyển qua chùm manti đã có. Quần đảo Hawaii được cho là hình thành theo cách như thế; cũng như hõm chảo Yellowstone, một phần của mảng Bắc Mỹ nằm trên một điểm nóng. Tuy nhiên, giả thuyết này đã bị nghi ngờ.[2]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Núi lửa http://gsc.nrcan.gc.ca/volcanoes/erupt_e.php http://www.britannica.com/EBchecked/topic/632130 http://www.discovery.com/convergence/supervolcano/... http://news.nationalgeographic.com/news/2010/02/10... http://www.volcanodiscovery.com/558.html http://adsabs.harvard.edu/abs/1979LPI....10.1370W http://adsabs.harvard.edu/abs/1991Geo....19..200C http://adsabs.harvard.edu/abs/1995JGR...100.8417G http://adsabs.harvard.edu/abs/2004QJRMS.130.2361M http://adsabs.harvard.edu/abs/2005JVGR..143..133S